Header Ads

ads header

Biện Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Triệt Để

Trong ngôi nhà của chúng ta với đặc thù thường xuyên phải tiếp xúc với nước hàng ngày , nhà vệ sinh cần phải chống thấm kĩ lưỡng để cho kết cấu công trình được dài lâu . Hôm nay Chống Thấm Kim Bằng sẽ nêu cho bạn nguyên nhân và biện pháp để chống thấm nhà vệ sinh đúng kĩ thuật , đảm bảo chống thấm dột hiệu quả nhất? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đề hiểu rõ hơn nhé. Hotline: 0986.185.996 



Ta cần tìm hiểu nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm là gì ?

- Do đặc thù của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm, mưa nhiều. Vì vậy, các công trình luôn phải chịu tác động khí hậu từ bên ngoài , khiến cho vật liệu bị co và dãn nở nên tường, sàn nhà vệ sinh bị ngấm nước từ đó sẽ sinh ra bị thấm 

- Có thể là do hỏng đường ống nước hoặc cống thoát nước từ đó nước bị rò rỉ dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm 

Biện pháp khắc phục nhà vệ sinh bị thấm

-Đầu tiên chúng ta cần kiểm tra khe hở và vết nứt trên tường hoặc xem đường ống thoát nước để tối ưu hoá chi phí và khắc phục kịp thời.

Sau khi kiểm tra ta cần sửa chữa nơi bị hỏng hóc 

Có 2 cách xử lí nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả: 

-Trước khi xử lý thấm dột cho nhà vệ sinh, cần thực hiện kiểm tra các vị trí sau: cổ ống thoát nước, mặt nền nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước, chân tường. Đây là những vị trí xung yếu, tiếp xúc nhiều với nước rất dễ bị thấm, ngấm dột, rò rỉ.


Hiện nay, theo kinh nghiệm của các đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh, có 2 phương pháp chống thấm hiệu quả

Cách 1: Xử lý nhà vệ sinh bị thấm ngấm bằng màng chống thấm.

Bước 1:  Xử lí bề mặt thi công ( vệ sinh bụi bẩn ,và các vết nứt ,...)

Bước 2: Dùng khò khí gas để làm nóng mặt sàn

Bước 3: Quét lớp lót Primer lên bề mặt sàn

Bước 4: Dùng máy khò để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa Bitum chảy sang dạng lỏng dính xuống mặt sàn

NOTE: Chúng ta khi đốt Bitum thì đốt tới đâu lăn màng tới đó

Bước 5: Sau đó ta cần trát một lớp si măng lên để bảo vệ màng chống thấm 

Bước 6: Sau đó ta thử nước rồi nghiệm thu.

Cách 2: Chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu sika

1. Sikadur 732: là chất kết nối gốc nhựa epoxy 2 thành phần, không dung môi. Sikadur được dùng để kết nối cho vữa hoặc bê tông mới trộn với bê tông đã đông cứng, gạch, gạch men, thép,..

2. Sikagrout 214-11: là vữa rót gốc xi măng, trộn sẵn, không co ngót

3. Sikaflex construction AP: chất trám để gắn khe nối gốc polyurethane 1 thành phần

4.Sika Topseal 107 : chất chống thấm gốc xi măng 2 thành phần. Một bộ gồm có  (đây là loại vữa gồm 5kg thành phần A dạng chất lỏng màu trắng và 20kg thành phần B dạng bột màu xám)

5. Sika Latex: nhũ tương gốc poly-butadiene làm kết nối và chống thấm cho vữa

6. Sika Primer 3

Ưu điểm của Sika

Sika là một trong những chất chống thấm được sử dụng khá phổ biến hiện nay để chống thấm nhà vệ sinh vì những ưu điểm:

  • Trộn nhanh
  • Dễ quét
  • Không cần thêm nước
  • Khả năng bám dính tốt
  • Ngăn nước thấm qua

Bước 1: Vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt công trình

  • Với công trình mới hoàn thiện phần thô: Dọn dẹp chướng ngại vật, vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm.

Bước 2: Tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh

  • Nếu ống nhựa đã được đặt trước, cần tiến hành đục mặt bê tông xung quanh ống với diện tích khoảng 10mm x 10mm. 
  • Nếu ống nhựa chưa được lắp đặt, định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới.

Bước 3: Làm ẩm bề mặt bê tông

      Sử dụng nước sạch tưới lên bề mặt bê tông để làm bão hòa bề mặt tạo độ ẩm cho bề            mặt nhưng tránh để đọng nước

Bước 4:Tiến hành trộn vật liệu chống thấm 

- Cho từ từ thành phần A bột màu xám vào thành phần B theo tỉ lệ chuẩn 

Lưu ý: Thi công lên chân tường 20-40cm theo độ cao sàn

Bước 5: Thi công 2 lớp bằng vật liệu sika

Bước 6: Thử nước nghiệm thu kết quả.

Không có nhận xét nào